Tết đến Xuân về, người người nhà nhà nô nức đón chào năm mới với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, thăm hỏi người thân. Tết còn là dịp để mọi thành viên trong gia đình được trở về nhà.
Mâm cơm ngày Tết cổ truyền Việt Nam ở ba miền Tổ quốc mang những hương vị đặc sắc riêng. Những hương vị riêng ấy chỉ cần nhắc đến những món ăn thôi cũng đủ để làm những người con xa xứ háo hức chờ mong ngày trở về.
Hôm nay, cùng chúng tôi tìm hiểu mâm cơm ngày Tết miền Bắc có những gì đặc biệt, và những món ngon không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới nơi mảnh đất phía đầu của Tổ quốc nhé.
Với mâm cơm ngày Tết miền Bắc, không chỉ chất lượng và độ ngon miệng được đưa lên hàng đầu, mà hình thức bên ngoài cũng được đánh giá cao. Vì thế, các món ăn đặc trưng trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc phải vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt.
1.Xôi gấc
Với sắc cam rực rỡ nổi bật cùng hương vị thơm ngon và dưỡng chất phong phú, xôi gấc luôn là lựa chọn hàng đầu được đưa vào thực đơn của mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Màu cam đỏ tươi rói tượng trưng cho sự may mắn và niềm vui ngày đầu năm mới.
Xôi gấc còn có thể được ép cùng một lớp đậu xanh đánh, giúp hương vị thêm đặc biệt. Món ăn này thường được các cụ già yêu thích đặc biệt
2.Bánh trưng
Là món ăn truyền thống của ngày Tết dân tộc, bánh trưng là món ăn không thể thiếu trong bất kỳ mâm cơm ngày Tết nào của mỗi gia đình, đặc biệt hơn là mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Bánh chưng được nấu từ những hạt nếp dẻo mềm, nhân đậu xanh cùng với thịt mỡ, bọc bên ngoài là nhiều lớp lá dong được bọc bằng dây lạc, toát lên một sự mạnh mẽ tượng trưng cho đất là nền nông nghiệp lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Màu xanh tươi của lá dong thấm vào lớp vỏ ngoài của bánh điểm suyến thêm cho mâm cơm ngày Tết miền Bắc phần nào tươi mát.
3.Thịt nấu đông
Sẽ là thiếu sót trầm trọng nếu trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc không có món thịt nấu đông. Đây là một món ăn đặc trưng mang đậm hương vị Bắc Bộ. Các loại thịt tươi ngon được chọn lựa kỹ nấu cùng với bì lợn, sau đó ninh thật nhừ và để nguội. Với không khí lạnh của miền Bắc ngày đầu năm mới, món thịt nấu đông sau khi để nguội có thể đông lạnh tự nhiên mà không cần đến tủ lạnh.
Một miếng thịt nấu đông ăn kèm một miếng bánh chưng thì quá tuyệt vời. Không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, món thịt nấu đông còn có vẻ ngoài đặc biệt khiến thực khách không thể không thích thú.
4.Dưa hành muối
Là một món ăn kèm tuyệt vời, mâm cơm ngày Tết miền Bắc không thể không nhắc đến món dưa hành muối. Món ăn này được rất nhiều người ưa chuộng. Dưa hành muối vị chua ngọt, mặn nhẹ ăn kèm các món thịt mỡ hay bánh chưng giúp kích thích vị giác, giảm độ ngấy và tốt cho tiêu hoá.
Đừng quên bổ sung món ăn kèm tuy nhỏ nhưng vô cùng ngon miệng và cần thiết này vào thực đơn mâm cơm ngày Tết miền Bắc cho gia đình bạn nhé.
5.Gà luộc
Thịt gà luộc là một món ăn quen thuộc đối với mọi người của mọi miền. Tuy nhiên, trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc thì không thể thiếu món ăn tưởng chừng đã quen thuộc trong cả năm này. Ngày Tết, người miền Bắc thường luộc gà nguyên con để cúng ông bà tổ tiên, sau đó có thể cắt nhỏ từng miếng hoặc xé thịt để dùng trong bữa cơm.
Sẽ thật đẹp mắt nếu trong mâm cơm có sắc cam đỏ của xôi gấc, màu xanh tươi mát của bánh chưng, lại còn có thêm sắc vàng của một con gà luộc ở giữa. Tất cả góp phần làm cho mâm cơm ngày Tết miền Bắc thêm sinh động và ngon miệng.
6.Chè kho
Nghe tên thì có vẻ lạ, nhưng chè kho là một món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc bao đời nay. Chè kho được làm từ đậu xanh, vừng trắng và đường cát.
Chè kho có hương vị thơm bùi, ngọt thanh vô cùng hấp dẫn. Sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho mâm cơm ngày Tết miền Bắc nếu chè kho là một món ăn tráng miệng sau cùng, giúp mọi người có thêm nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.
7.Nem chua rán
Là một người con của miền Bắc, chắc hẳn không ai không biết đến món nem chua rán. Trong mâm cơm ngày Tết hay trong những dịp đặc biệt, người miền Bắc đều làm món nem chua rán.
Nem chua rán giòn tan, béo ngầy ngậy với nhân thịt chấm cùng với nước mắm tỏi ớt cay nồng, khiến cho ai đã từng thưởng thức cũng đều không thể quên.
8.Canh măng lưỡi lợn
Trong mâm cơm ngày Tết nên có một món canh để giúp cho người ăn cảm thấy dễ chịu và ngon miệng. Canh măng lưỡi lợn là một lựa chọn tuyệt vời trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Canh măng ngọt thơm hương vị tự nhiên cùng vị béo bùi của thịt và lưỡi lợn hầm tạo nên một hương vị đậm đà, thanh nhã như chính con người Hà Nội.
Trong cái tiết trời se lạnh của miền Bắc ngày đầu năm mới, còn gì hơn việc ngồi ăn một bát canh măng lưỡi lợn nóng hổi cùng gia đình và người thân, chia sẻ những niềm vui ngày Xuân mới.
9.Canh bóng thật cẩm
Cũng là một món canh quen thuộc của người dân miền đầu Tổ quốc, canh bóng thập cẩm không chỉ mang hương vị thơm ngon, mà còn chứa đựng nhiều dinh dưỡng phong phú. Bóng thả đem nấu với rau củ quả tươi sạch tạo nên một món canh thanh đạm, hấp dẫn người dùng.
Không cầu kỳ, không quá nhiều gia vị, canh bóng thả thập cẩm xứng đáng được góp mặt trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc năm nay trong gia đình của các bạn.
10.Rau nộm
Bên cạnh những món ăn chứa nhiều chất béo và gia vị, việc bổ sung một món ăn từ các loại rau củ tươi sạch là điều rất cần thiết. Rau nộm từ những loại rau sạch hữu cơ cùng các loại củ nhiều dinh dưỡng sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn, tránh tình trạng nê bụng sau ăn trong những mâm cơm ngày Tết có nhiều món ăn khó tiêu.
Rau nộm miền Bắc thường được làm từ rau muống, su hào, hoa chuối… bổ sung nhiều dưỡng chất tự nhiên, đặc biệt là chất xơ mang đến cho mâm cơm ngày Tết nhiều hương vị phong phú và dưỡng chất cần thiết.