1. Củ sắn có những công dụng gì?
Củ sắn có hương vị thơm ngon, dễ ăn và là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Sắn có khả năng chịu hạn tốt, được trồng phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới.
Ước tính trong 100g củ sắn có chứa khoảng 112 calo. Một số dưỡng chất trong sắn có thể kể đến như sau chất xơ, chất đạm, chất béo, đường, vitamin C và một số loại khoáng chất như phốt pho, canxi, chất sắt, niacin, thiamine,…
Khi ăn sắn đúng cách, bạn có thể nhận được một số lợi ích như sau:
– Giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: Sắn có chứa nhiều chất xơ và flavonoid có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, nhất là bệnh tiểu đường hay một số bệnh lý về tim mạch.
– Giúp vết thương nhanh lành: Một lượng lớn vitamin C trong củ sắn có tác dụng thúc đẩy khả năng tự phục hồi của cơ thể, giúp vết thương nhanh lành.
– Là nguồn lương thực dự trữ: Sắn có sức sống tốt, có thể chịu khô hạn và rất ít sâu bệnh, đồng thời cho năng suất cao nên thường được các quốc gia đang phát triển và đặc biệt là những quốc gia ở châu Phi sử dụng như một loại thực phẩm dự trữ, duy trì nguồn lương thực phòng trường hợp những giống cây trồng khác đang bị khan hiếm.
– Giảm huyết áp: Trong sắn có chứa nhiều kali, cân bằng lượng natri vào cơ thể và tác dụng phòng tránh tình trạng cao huyết áp.
– Giảm cân hiệu quả: Trong sắn có chứa nhiều chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn vặt. Bên cạnh đó, Carbohydrate trong sắn giúp cân bằng năng lượng, hạn chế tích tụ mỡ thừa, giảm hấp thụ chất béo cho cơ thể.
Sắn có nhiều tinh bột có đặc tính tương đối giống với chất xơ hòa tan, có tác dụng kích thích sự phát triển của các vi khuẩn trong đường ruột, giúp giảm viêm, cải thiện khả năng trao đổi chất và giúp giảm cân hiệu quả.
2. Một số nguy cơ gặp phải khi ăn củ sắn
– Tuy rằng mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng nhưng sắn cũng có chứa một số chất gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng như Saponin, Phytate, Tanin. Nếu ăn sắn quá nhiều và liên tục có thể làm giảm sự hấp thụ các loại vitamin và khoáng chất của cơ thể.
– Nguy cơ ngộ độc sắn: Ăn sắn sống, ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc. Nguyên nhân là do trong thực phẩm này có chứa cyanogenic glycoside có khả năng giải phóng xyanua trong cơ thể. Từ đó gây tê liệt, tổn thương nghiêm trọng các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có nguy cơ tử vong cao. Những người ăn ít protein, suy dinh dưỡng thì nguy cơ bị ngộ độc sắn lại càng cao hơn.
– Nguy cơ dị ứng sắn: Khi bị dị ứng sắn, bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện như phát ban, khó thở và nôn mửa,… Nếu phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng này, cần đưa người bệnh đi khám càng sớm càng tốt.
3. Những lưu ý khi ăn củ sắn
– Nên tiêu thụ sắn ở mức độ vừa phải: Ăn quá nhiều sắn có nguy cơ ngộ độc, do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ loại thực phẩm này ở mức vừa phải. So với những loại rau củ khác, sắn có chứa nhiều calo hơn hẳn. Nếu bổ sung quá mức cũng có thể dẫn đến nguy cơ tăng cân.
– Hướng dẫn về cách sơ chế
+ Trước khi thu hoạch sắn, nên ngắt bỏ lá sắn trước 2 tuần để tăng thời gian sử dụng củ sắn.
+ Sau khi thu hoạch, bạn có thể dùng bàn chải để cọ rửa, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Tốt nhất nên rửa dưới vòi nước.
+ Cần bảo quản sắn ở những nơi mát mẻ, không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
– Hướng dẫn cách chế biến củ sắn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
+ Gọt vỏ: Vỏ sắn chính là nơi có chứa nhiều hợp chất có thể tạo ra xyanua. Chính vì thế cần được gọt và loại bỏ hết vỏ sắn.
+ Sau khi gọt vỏ, nên ngâm sắn trong nước khoảng 48 đến 60 giờ. Sau đó mới nấu sắn. Đây là cách để giảm tối đa những hóa chất độc hại trong sắn.
+ Nấu chín: Sắn sống có thể chứa rất nhiều hóa chất độc hại. Tuy nhiên, khi chúng ta nấu chín bằng các phương pháp như luộc hay nướng thì có thể loại bỏ những chất độc hại này.
+ Ăn sắn cùng với những thực phẩm có chứa nhiều protein để đảm bảo an toàn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Cụ thể protein vì protein giúp cơ thể loại bỏ độc tố xyanua.
+ Có một chế độ ăn uống cân bằng: Để giảm nguy cơ gặp phải những tác hại từ sắn, bạn nên ăn lượng sắn vừa phải, lên thực đơn ăn uống đa dạng và không coi sắn là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất.
4. Những đối tượng không nên ăn củ sắn
Để phòng tránh tối đa những nguy cơ rủi ro sức khỏe từ sắn, những đối tượng sau không nên ăn sắn:
– Mẹ bầu muốn ăn sắn cần chế biến kỹ trước khi ăn và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Tuyệt đối không được ăn sắn sống.
– Trẻ em: Đây là nhóm đối tượng có hệ tiêu hóa còn non yếu chưa hoàn thiện. Vì thế, nếu bổ sung sắn có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây ngộ độc.
Như vậy có thể nói rằng, sắn là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng nhưng có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe không đáng có nếu bổ sung không đúng cách. Với những hướng dẫn trên đây, hi vọng bạn đã biến cách sơ chế và chế biến loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.